[x] Đóng popup
Kiến thức sử dụng và bảo quản pin Li-ion.

Pin Li-ion là loại pin hóa học sử dụng hoạt chất là ôxit và hợp chất của Lithium cùng với các kim loại khác như sắt, cô-ban, mangan, silicon, germanium... Đây thực sự là một phát minh quan trọng bởi vì nó tạo ra một cuộc cách mạng về pin với kích thước nhỏ, gọn, nhẹ nhưng có mật độ năng lượng rất cao và đặc biệt là không có hiệu ứng nhớ như các pin truyền thống trước đó. Sự đặc biệt mang tính đặc trưng này của pin Li-ion đã giải quyết vấn đề "chai" pin rất dễ xảy ra đối với các loại pin truyền thống trước đó khiến việc sử dụng chúng rất khó khắn và đòi hỏi quy trình nạp-xả phức tạp cũng như sự thận trọng cao trong quá trình sử dụng. Pin Li-ion cho phép người dùng có thể sạc-xả bất kỳ lúc nào, việc lưu trữ cũng không đòi hỏi các điều kiện khắt khe, trong khi nó có khả năng cung cấp năng lượng với mật độ và hiệu suất rất cao. Và cũng từ đó tuổi thọ của nó cao hơn nhiều lần so với các loại pin trước đó.

- Khác với các loại pin trước đó, pin Li-ion cho phép người dùng sạc bất cứ lúc nào, bất kể trạng thái hiện tại của nó còn hay hết điện. Và người dùng cũng có thể xả (ngưng sạc) bất cứ lúc nào mà không cần đợi nó phải được sạc đầy như các loại pin khác.
- Với cùng điều kiện nhiệt độ, pin Li-ion khi không sử dụng không đòi hỏi phải sạc đầy trước khi cất trữ và thời gian lưu trữ dài hơn. Chẳng hạn, với dụng lượng sạc 40% (đây cũng là điều kiện tối ưu), pin li-ion có thể được lưu trữ từ 12 đến 18 tháng ở nhiệt độ 0 - 25 độ C (nhiệt độ càng cao thời gian lưu trữ càng giảm). Nó cũng cho phép xả kiệt (deeply discharge) một số giới hạn lần, tuy không nhiều nhưng "dễ dãi" hơn nhiều so với pin Ni-Cad hay pin Chì-axit.
- Pin Li-ion có tuổi thọ tiêu chuẩn trong khoảng 2-3 năm, tương ứng với 300-500 chu kỳ sạc-xả. Mặc dù có những ưu điểm vượt trội như trên nhưng pin Li-ion cũng đòi hỏi tuân thủ một số qui định về sử dụng để giúp kéo dài tuổi thọ. Các quy định này được liệt kê dưới đây:

+ Không được lạm dụng việc xả kiệt pin. Có nghĩa nếu với lý do bất khả kháng bạn có thể tiếp tục sử dụng thiết bị thêm 1 thời gian ngắn trong khi pin đang trong trạng thái hết điện (đèn báo low battery bật sáng). Nhưng ngay sau đó bạn cần sạc pin lại ngay, càng sớm càng tốt. Trong điều kiện tốt nhất, không nên sử sụng kiệt pin một cách thường xuyên.

+ Nên thường xuyên sạc ngắn (short charge) trong quá trình sử dụng thiết bị. Có nghĩa, pin Li-ion khuyến khích việc sạc thiết bị trong những khoảng thời gian ngắn mà không cần đợi đến khi nó cạn hẳn, và cũng không cần thiết phải sạc cho đến khi thật đầy. Như vậy, bất cứ lúc nào bạn thấy pin ở trạng thái "non nửa" (30% - 70%) thì cứ thoải mái tự nhiên đem sạc nó trong khoảng thoài gian 10 - 30 phút, miễn là việc đó thuận tiện. Đến đây vẫn chưa phải là tất cả các qui định sử dụng, hãy áp dụng tiếp các qui định sau:

+ Sau mỗi 30 chu kỳ sạc-xả ngắn bạn sẽ cần áp dụng 1 chu kỳ xả-sạc sâu. Trong khi quy định số 2 khuyên nên áp dụng thường xuyên các chu kỳ ngắn như vậy thì quy định này bổ sung: Sau mỗi 30 chu kỳ (lần) như thế bạn nên áp dụng 1 chu kỳ xả kiệt - rồi nạp thật đầy. Và chú ý: chu kỳ đặc biệt này, nếu có thể bạn hãy tháo pin rời khỏi thiết bị sau khi xả kiệt và dùng thiết bị nạp bên ngoài để sạc nó cho đến khi đầy hẳn.

+ Với những người dùng laptop với pin Li-ion, khi sử dụng máy tính với nguồn điện lưới, nếu không có nhu cầu duy trì nguồn điện để sao lưu dữ liệu trong trường hợp mất điện lưới thì bạn nên tháo pin khỏi máy. Việc này được giải thích như sau: Khi pin đặt trong thiết bị (phone, laptop), nó được nạp với dòng điện lớn đến khi pin đạt 85-95% dung lượng, khi đó bộ sạc sẽ chuyển sang chế độ "sạc nổi" (floating charge mode) để giảm dần dòng điện sạc cho đến khi pin đầy hẳn. Giai đoạn này thường kéo dài 30-60 phút sau đó thiết bị báo "charge completed" hay "100%". Nếu tính toán hoàn hảo thì dòng điện nạp vào pin lúc này sẽ bằng hoặc rất gần 0. Nhưng thực tế luôn tồn tại một dòng điện lớn đáng kể. Sau thời kỳ sạc nổi dòng điện này chính là dòng "ngâm", nó chỉ có tác dụng làm nóng và làm giảm tuổi thọ của pin. Bởi vậy nếu có thể bạn nên thường xuyên áp dụng việc tháo pin khỏi thiết bị khi sử dụng nguồn điện lưới. Nhưng hãy chú ý, luôn để pin trong 1 hộp riêng và kín để tránh bụi và không khí có thể khiến các chân pin bị bẩn và oxy hóa.

+ Với những thiết bị như laptop hoặc các loại điện thoại di động cao cấp, trình điều khiển và quản lý năng lượng có chức năng Fuel Gauge hoặc Power Manager Gauge, trình quản lý này cho phép bạn thực hiện các việc bảo dưỡng pin theo quy trình của nhà sản xuất cũng như tự động nhắc báo khi nào cần bảo dưỡng (sạc-xả sâu) và cũng cung cấp các thiết lập để việc sử dụng pin tối ưu theo cách sử dụng thiết bị riêng của bạn. Từ đó pin luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất và kéo dài tuổi thọ. Nếu thiết bị của bạn có trình quản lý này thì hãy học cách sử dụng nó.

+ PIn Li-ion rất kỵ với nhiệt độ cao khi nó đang ở trạng thái no điện. Vì vậy hãy tránh để "ngâm" trong môi trường nhiệt độ cao trong thời gian dài và trong trạng thái no điện, kể cả khi nó đang được lắp ở trong thiết bị hay đã tháo rời ra bên ngoài.

Các quy định trên áp dụng trong quá trình sử dụng thiết bị. Còn các quy dưới đây áp dụng cho việc lưu trữ pin hoặc việc sử dụng pin sau thời gian lưu trữ cũng như việc sử dụng pin second-hand.

+ Khi không có nhu cầu sử dụng pin trong thời gian dài bạn cần sạc pin đạt dung lượng 40-50% rồi tháo pin khỏi thiết bị, để pin bên ngoài khoảng 30 phút để nó trở về nhiệt độ môi trường sau đó cất giữ trong một hộp tối-kín-khô-nhiệt độ thấp. Trong điều kiện dân dụng ở nước ta, một nước nhiệt đới thì nơi lý tưởng nhất để cất giữ pin Li-ion là ... tủ lạnh. Nhớ gói kín trong bao nilon và đặt trong hộp nhựa kín đẻ ở ngăn lạnh chứ không phải ngăn đá.

+ Pin cất giữ lâu ngày khi đem ra sử dụng cần sạc thật đầy trước khi sử dụng và áp dùng một vài chu kỳ sạc-xả sâu trong giai đoạn đầu. Sau đó có thể sử dụng bình thường và theo các quy định phía trên.

+ Và cuối cùng, đừng mua pin có ngày sản xuất đã quá 2 đến 3 năm.

Nguồn: internet

Chat Facebook (8h-24h)
Chat Zalo (8h-24h)
0912.245.244 (Mr. Sơn)
0974.444.097 (Mr. Lâm)